Thứ năm, 28/04/2022 | 18:04

Người tiên phong phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể

Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi; với cấp bậc “Đại tá” quân đội, ông Hoàng Minh Thắng được chuyển qua công tác Đảng và chính quyền tại địa phương – quê hương Ông. Tháng 11/1976 đến đầu năm 1982 là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; từ tháng 4/1982 đến 4/1986 là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.

hoang minh thang

Ông Hoàng Minh Thắng và nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh tư liệu: BXD)

Người “phá rào” kinh tế để đổi mới

Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi; với cấp bậc “Đại tá” quân đội, ông Hoàng Minh Thắng được chuyển qua công tác Đảng và chính quyền tại địa phương – quê hương Ông. Tháng 11/1976 đến đầu năm 1982 là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; từ tháng 4/1982 đến 4/1986 là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.

Thời gian làm lãnh đạo Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ông để nhiều tâm huyết nghiên cứu, trực tiếp tháo gỡ nhiều vướng mắc trong sản xuất – kinh doanh của DN, đời sống CBCNV và nhân dân. Ông được biết đến với tất thảy phẩm chất của một nhà Cách mạng tầm vóc, một nhà quản lý tài ba, cấp tiến.

Có một lãnh đạo DN thời đó, tên là Huỳnh Văn Chính, nhớ lại: “Anh là vậy, lúc nào cũng lo cho sản xuất. Tôi còn nhớ tháng 5 năm 1982, khi "Công ty Dệt - May 29-3" còn là đơn vị Công ty hợp doanh, trong một lần đến thăm công ty với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh QN - ĐN, anh Thắng đã viết vào sổ vàng truyền thống “Xí nghiệp công tư hợp doanh 29-3 là đơn vị sản xuất giỏi, năm nào cũng hoàn thành kế hoạch, giữ được chất lượng sản phẩm và có lãi, thường xuyên nộp ngân sách đúng kế hoạch, đời sống công nhân được cải thiện, quản lý bảo đảm an toàn lao động”.

Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng liên minh HTX Việt Nam

Cuối năm 1991, ông Hoàng Minh Thắng thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp; chuyển sang làm Trưởng ban Ban quản lý hợp tác xã mua bán Việt Nam.

Nhận thấy vai trò của kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác sẽ phát triển và dứt khoát không chóng thì muộn, cũng là thành phần kinh tế chủ chốt như mọi nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới. Ông đã dày công nghiên cứu, từng bước xây dựng tổ chức mới để đón nhận sự thay đổi tất yếu của hoạt động kinh tế hợp tác.

Ngày 18/12/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 409/CT thành lập Hội đồng Trung ương lâm thời các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Trung ương và Ban quản lý hợp tác xã mua bán Việt Nam. Ông Hoàng Minh Thắng là Chủ tịch “lâm thời” của tổ chức mới này.

Ngày 30/10/1993, Đại hội đại biểu toàn quốc các hợp tác xã Việt Nam lần thứ nhất được tiến hành. Ông Hoàng Minh Thắng được Đại hội chính thức bầu làm Chủ tịch.

Điều lệ của Hội đồng Liên minh hợp tác xã Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y tại Quyết định số 582-TTg/QĐ ngày 01/12/1993.

Năm 1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật hợp tác xã, xác định tên gọi của tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các hợp tác xã là Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Ngày 20-21/01/2000, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh hợp tác xã Việt Nam lần thứ II được tổ chức. Đại hội thông qua Điều lệ Liên minh hợp tác xã Việt Nam - tổ chức hỗ trợ và đại diện cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Điều lệ của Liên minh hợp tác xã Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y tại Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 17/11/2000.

Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh hợp tác xã Việt Nam lần thứ III được tổ chức ngày 27-28/01/2005. Đại hội thông qua Điều lệ Liên minh hợp tác xã Việt Nam (sửa đổi) và Thủ tướng Chính phủ đã công nhận tại Quyết định số 75/2005/QĐ-TTg ngày 11/04/2005. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Liên minh hợp tác xã Việt Nam gồm 115 uỷ viên đại diện các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong mọi lĩnh vực, Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương, các ban, đơn vị Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Như vậy, tổ chức đại diện cho kinh tế hợp tác, đã được ông Hoàng Minh Thắng nâng cấp, kiện toàn để thành một hệ thống hoạt động chặt chẽ, hoàn chỉnh từ trung ương đến tỉnh-thành, quận-huyện, phường-xã... Mọi hoạt động của thành phần kinh tế này được luật hóa, đi vào quy củ.

(Nguồn: Lê Quang Vinh, Báo Xây dựng Điện tử, ngày 22/5/2017)

Bài đã đăng