Thứ tư, 04/05/2022 | 16:11

Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo ra đời ở Việt Bắc

Cụ Nguyễn Lương Bằng hỏi thân tình: “Thế anh Nhân định sẽ theo kháng chiến đến khi nào? - Dạ. Đến khi hết giặc ạ! - Vậy thì tốt. Ta cùng nhau bắt tay làm cơ khí nhé. Nhiều khó khăn đấy!”.

Thế là ông chủ xưởng cơ khí Nguyễn Nhân quay về Thái Bình để lại vợ cùng 3 con và bỏ tiền thuê chở tất cả máy móc theo thuyền lên Chiêm Hóa, Tuyên Quang để góp với một số chủ xưởng, gara cơ khí khác lập nên Nhà máy Cơ khí mang tên Trần Hưng Đạo.

co khi THD

Cán bộ CNV nhà máy Trần Hưng Đạo trên Việt Bắc

 

bac ho co khi THD

Hồ Chủ tịch đến thăm nhà máy Trần Hưng Đạo trên chiến khu Việt Bắc. Người đứng là Giám đốc Nguyễn Nhân

 

Ông Nguyễn Nhân, sinh năm 1914, người Thái Bình. Khi còn trẻ cụ vào học nghề cơ khí của Trường bách nghệ Máy Tơ, Hải Phòng. Ra trường đi làm bươn chải cuộc sống rồi cụ về Hà Nội lập xí nghiệp cơ khí mang tên Nguyễn Nhân tại phố Hàng Bột (Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa ngày nay) có vài chục công nhân. Đang làm ăn phát đạt thì toàn quốc kháng chiến năm 1946 nên ông cụ đã cho tháo toàn bộ máy móc chở thuyền về Thái Bình để tính chuyện sau.

Một thời gian cụ nghe tin có anh bạn cùng lớp Máy Tơ năm xưa nay đang làm Bí thư tỉnh Phú Thọ nên cụ đạp xe lên đó mò mẫm tìm gặp để bàn chuyện tiếp tục làm nghề cơ khí. Người bạn cộng sản ấy đã ủng hộ suy nghĩ và dự định của Nguyễn Nhân nên hai người đã đạp xe đi tìm ông Nguyễn Lương Bằng lúc này đang đảm trách Trưởng Ban kinh tài của Đảng để xin ý kiến.

Gặp được cụ Bằng và nhận được gợi ý nên cho chuyển máy lên góp với một số người khác cùng nghề để xây dựng một nhà máy cơ khí trên chiến khu sản xuất một số sản phẩm để chống giặc mà ta đang cần. Và cụ Nguyễn Lương Bằng hỏi thân tình: Thế anh Nhân định sẽ theo kháng chiến đến khi nào? - Dạ. Đến khi hết giặc ạ! - Vậy thì tốt. Ta cùng nhau bắt tay làm cơ khí nhé. Nhiều khó khăn đấy”.

ng luong bang

Ông Nguyễn Lương Bằng và Giám đốc cơ khí Trần Hưng Đạo Nguyễn Nhân trên rừng Việt Bắc năm xưa

 

Thế là ông chủ xưởng cơ khí Nguyễn Nhân quay về Thái Bình để lại vợ cùng 3 con và bỏ tiền thuê chở tất cả máy móc theo thuyền lên Chiêm Hóa, Tuyên Quang để góp với một số chủ xưởng, gara cơ khí khác lập nên Nhà máy Cơ khí mang tên Trần Hưng Đạo do chính cụ Nguyễn Lương Bằng đặt và cử ông Nguyễn Nhân làm giám đốc. Nhà máy giữa rừng sâu hoạt động cho chính phủ kháng chiến có đội ngũ cán bộ, công nhân rất nhiệt thành, có đảng viên cộng sản làm nòng cột, nhưng ông giám đốc lại ngoài đảng. Với tinh thần yêu nước cao độ họ đều đã đoàn kết trên dưới một lòng chịu đựng rất nhiều khó khăn gian khổ để duy trì sản xuất.

(Nguồn: Đào Phan Long. Tạp chí Cơ khí Điện tử, ngày 1/9/2021)

Bài đã đăng